Cùng là một nhưng khác nhau

Mấy hôm trước mình mới xem bộ phim The Dressmaker có nàng Kate đóng. Nói thiệt là không nghĩ nàng sẽ đóng một vai “bựa” kinh khủng như vậy. Nhưng nói chung thì phim coi vui, nàng đóng rất bệnh. Và mình thích điều đó!

Đến phần credit phim thì mình mới biết phim này chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên. Dạo này có vẻ kịch bản gốc hay đã trở thành hàng hiếm nên phim chuyển thể tràn rạp, tràn mạng luôn. Có lẽ là những dự án phim chuyển thể dễ thu hồi vốn và kiếm lời hơn vì nó đã có một lượng khán giả đã đọc sách và sẵn sàng ra rạp xem phim. Rồi cả những khán giả xem phim mà chưa đọc sách thì lại tìm mua sách sau khi ở rạp về. Nhà xuất bản, công ty sản xuất phim và tác giả đều có lợi. Còn khán giả có lợi hay không thì cũng hên xui lắm do nó phụ thuộc vào mức độ đầu tư của bên sản xuất.

Nói về sách và phim chuyển thể, theo thiển ý cá nhân, mình thấy hầu hết khán giản, độc giả đều mắc một sai lầm/thói quen xấu là so sánh hai sản phẩm ấy với nhau. Mình nghĩ dù nó có cùng một gốc thì sách và phim chuyển thể là hai thứ khác nhau và nên để cho chúng có “đời sống” riêng. Đừng đánh đồng rồi so sánh hơn thua giữa hai thứ ấy vì chúng có ngôn ngữ thể hiện khác nhau.

Sách sử dụng ngôn từ để thể hiện. Chữ nghĩa kết hợp với trí tưởng tượng của người đọc tạo nên không gian truyện, hình ảnh nhân vật, chi tiết không giới hạn. Nếu có giới hạn ở đây thì đó chính là trí tưởng tượng của mỗi người. Và có lẽ không phối cảnh, hình ảnh nhân vật, chi tiết suy điên của người đọc nào giống người đọc nào khác. Một vấn đề khác biệt nữa là cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong sách đặt ra mỗi người mỗi khác tuỳ vào lối sống và nhận thức của họ.

Trong khi đó, phim dựng lên sẵn khung cảnh, tạo hình nhân vật, tiến độ câu chuyện, chi tiết phụ thêm và người xem rơi vào thế “bị áp đặt”. Bên cạnh đó, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong phim chuyển thể là của biên kịch hay đạo diễn và khán giả một lần nữa cảm giác mình bị áp đặt. Hệ quả là họ thấy phim chả hay ho gì cả.

Nói về bản chất của sách và phim chuyển thể, nhà văn Yann Martel, tác giả tiểu thuyết Life of Pi, chia sẻ trên trang web The Talks như sau:

Has storytelling always been of interest to you? Have you always had a powerful imagination?

I read a lot in my childhood, in my teen years, and my early adult years. One of the foundational experiences of my youth was reading. Have you ever read Watership Down by Richard Adams? I remember that was an amazing book, it was so thrilling! But that’s not the only way to do it. Movies can also be thrilling. I remember the first time I saw Star Wars or the first time I saw Jaws when I was a kid. Movies can also be totally involving, but for me, it is a much more flattening experience. You’re passive. The spectacle they feed you is extraordinary — the images, the music — but what’s great about a book is that it’s so personally involving. You create the story when you read these little black squiggles on the page. Initially you’re suspicious but then you somehow fall into it.
Author Stewart O’Nan said that although writers create the story, it’s the reader who brings their whole life to it.

Absolutely. A reader brings his book to life. Cinema is highly manipulative, you know. If the camera focuses on a phone, you can damn well bet that that phone’s going to ring. And music, you know, in Jaws the cello tells you the shark is about to appear. Dun-dun. Dun-dun. People who don’t read are often middle-aged white men. They’re factually obsessed. They’re obsessed with ruling the world… And it’s their loss! Reading really is a rich way of living one’s life. It’s a great way of learning about the world. I’ve only been once to Russia. Everything I know about Russia, I got from Tolstoy, Dostoyevsky, Goncharov, Gogol, Turgenev… So, it is a wonderful way of travelling, in a sense.

Sau này, mỗi khi đi xem phim chuyển thể, chúng ta cần dẹp bỏ “định kiến” của bản thân về quyển sách để xem xét một góc nhìn khác của một người khác. Đừng đánh đồng sách và phim để rồi tự chuốc bực bội vào người. Thế đấy!

Leave a comment