Sống có mệt không?

Nhiều khi mình thấy sống trong xã hội bây giờ mệt quá! Còn bạn thì sao?


Mệt không phải vì chuyện cơm áo gạo tiền mà do những thứ xã hội thực lẫn ảo áp đặt lên chúng ta. Nào là phải những nơi phải đến trong đời, những chuyến đi phải thực hiện trong đời. Những cuốn sách phải đọc. Những bộ phim phải xem. Nhưng việc phải làm trước 20, 30, 40, 50, 60, 70 tuổi. Những cung đường phải chinh phục. Phải 4 cực – 1 đỉnh. Những món ăn phải ăn. Những món rượu phải uống. Tất cả những thứ mình vừa liệt kê chỉ là vài ví dụ trong hàng nghìn thứ mà xã hội ảo áp đặt lên chúng ta vì đó là những thứ PHẢI LÀM TRONG ĐỜI. Nếu một ngày không được đẹp trời cho lắm (như sáng nay lúc mình viết entry này chẳng hạn), bạn chợt ngồi nghĩ lại những thứ mình đã và đang làm rồi so nó với những tiêu-chuẩn-vàng kia thì sẽ tự cảm thấy nhục nhã vì cuộc đời toàn thất bại thảm hại, chả có đáng sống và chỉ muốn chết liền ngay và lập tức cho rồi.

Đó là chưa nói đến những điều thế giới thực áp đặt lên chúng ta. Bạn có bao giờ bị áp lực phải được học sinh giỏi, phải ở trong top 5 hoặc top 3 của lớp, hay thậm chí phải đứng nhất lớp không? Bạn có bao giờ muốn cúp học một bữa nhưng vì cái sự con ngoan – trò giỏi mà chưa bao giờ dám “bùng” lớp? Đã có lúc nào đó bạn chỉ muốn táng vào mặt cái đứa bạn đang huyên thuyên trước mặt mình nhưng không bao giờ làm vì phải thảo mai thảo mộc với nhau? Hoặc giã có lúc nào đó bạn chỉ muốn hét lên giữa cuộc họp đại-gia-đình rằng “đừng xía vào đời tui nữa” khi họ hàng, dòng tộc cứ thúc giục có bồ, lập gia đình? 


Nói đến đây là thấy mệt quá mệt rồi muốn chết quách cho đẹp trời nhỉ!

Mình luôn nghĩ: “Fuck off all the standards!” Vì chẳng thấy thứ gì có thế áp vô đời mình được cả. Một ví dụ rất điển hình: mình rất thích đọc sách và một năm đọc không dưới 20 quyển sách các thể loại cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh (cao hơn số sách trung bình một người Việt đọc hàng năm khá nhiều). Nhưng mình chưa đọc quá 10% trong danh sách những cuốn phải đọc trong đời. Coi bộ đó là một sự thất bại siêu hoành tráng khổng lồ của một đứa thích đọc sách đấy. FUCK OFF! Mìn thích đọc gì thì đọc chứ chẳng cần phải chờ ai đó đưa ra một tiêu chuẩn phải đọc trong đời cho mình mò theo. 

Có nhiều bạn bè cứ luôn thắc mắc vì sao mình luôn vui vẻ, ít khi sầu thảm như chúng nó. Bí quyết rất đơn giản: Làm điều mình thích và làm thật tốt. Vậy đó. Đời mỗi người dài ngắm khác nhau nhưng túm chung lại thì vẫn là ngắn. Đâu có lý do gì mà cứ chạy theo mấy cái tiêu chuẩn xàm xí của mấy thứ thích chứng tỏ, thích thể hiện để cho thiên hạ thấy mình thành công hay đời mình đáng sống. Mình chả bao giờ có ý nghĩ sẽ đọc hết mấy cuốn sách phải đọc trong đời hay chinh phục 4 cực – 1 đỉnh khỉ khô gì đó đâu. Đời mình đáng giá là mỗi khi cùng nguyên nhóm “chiến đấu” ở cty cho hết công việc. Cuộc đời mình thành công là sống với người yêu mỗi ngày và làm được những điều mình đã hứa với người ấy. Chỉ cần như vậy thôi thì đã đủ vui và hạnh phúc hơn là làm mấy chuyện chạy theo phong trào kia. 

Sống cho mình chứ có phải cho thiên hạ hay mạng xã hội đâu mà phải cố “mặc” cho vừa “tấm áo” thiên hạ may cho họ chứ không phải cho mình. Vậy thì bản thân phải thấy thoải mái, vui, hạnh phúc mỗi khi làm cái gì đó trước đã. Chúng sinh nói gì cứ mặc kệ!

Tam thập và chuyện gia đình

Khoảng hơn 2 tháng trước, thằng bạn thân nhất trần đời điện thoại rủ cafe chém gió. Khi đã yên mông ở Starbucks, nơi yêu thích của cả 2 thằng, nó nhẹ nhàng thông báo: “Tháng 7 tao làm đám hỏi, đầu năm sau cưới. Mày lo sắm đồ đi là vừa. Sẵn tính chuyện của mày luôn đi”. Thú thiệt là lúc đó mình bị “đứng hình” một hồi mới phản ứng được, trong đầu thì nghĩ: “Ô đệch! Nó sắp cưới rồi kìa. Chừng nào tới mình đây?????”.

Mình với thằng mắc dịch đó có rất nhiều điểm tương đồng về quan điểm, sở thích, thẩm mỹ (chắc nhờ vậy nên chơi với nhau 16-17 năm rồi cũng còn chơi). Lại còn sinh cùng tháng, cùng năm (nó sinh trước 5 ngày). Chỉ khác là nó có bạn gái còn mình thì có bạn trai nên hai đứa chưa bao giờ bị dính vô chuyện tăm tia bồ nhau hết trơn. Hai thằng thân với nhau tới mức nhiều khi hai đứa nói chuyện thì chỉ cần nói một chút là tự hiểu nguyên một khúc dài dòng tiếp theo. Và có lần bạn gái cũ của nó (cũng là bạn học của mình) ghen với mình ra mặt luôn vì hai thằng quá hợp ý. Kể ra dài dòng như vậy chỉ để nói đến tầm quan trọng kinh khủng khiếp của đám cưới nó và sự gào thét trong đầu mình về việc chừng-nào-mình-cưới-đây-trời.
(Hình bị chụp lén lúc đang chém gió ngoài phố đi bộ. Hông có diễn đâu)

Hồi đầu năm, ông nội có nói: “Năm nay 30 tuổi rồi đó. Tam thập nhi lập. Lo lập gia đình đi nha con”. Hồi Tết năm ngoái đi họp lớp 12, mấy đứa bạn học xúm lại hỏi chừng nào cưới, rồi sẵn tiện đặt “target” để mình phấn đấu. Thằng cựu lớp trưởng còn lên sẵn kế hoạch ăn chơi cho ngày cưới của mình và tuyên bố: “Mày chỉ cần thông báo địa điểm, ngày giờ. Tao bao xe + khách sạn cho nguyên đám lên SG dự”. Rồi lần họp lớp hồi Tết vừa rồi, việc cưới sinh của mình lại được mang ra bàn bạc với sự háo hức kinh dị của lũ chúng nó. Nghe phát ham luôn đó nha. 

Tối nay, mình đọc lại một entry về đám cưới của một cặp ở Mỹ (Link), họ quen nhau 9 năm mới cưới, và nó làm mình cực kỳ xúc động. Thú thiệt là sau thông báo sắp cưới của thằng bạn thân, mình rất muốn lập gia đình với bạn trai hiện nay liền, ngay và lập tức. Nhưng mà… lúc mới quen mình hay lăng nhăng rồi làm đủ chuyện ngu si đần độn nên niềm tin của người yêu dành cho mình đã mất khi rất nhiều. Dù mình đã thay đổi rất rất nhiều rồi nhưng sự tin tưởng không còn như trước. Việc bây giờ là phải làm cho cả hai tin tưởng nhau trước khi lập gia đình. Mình nghĩ bản thân đã sẵn sàng cho cuộc sống gia đình thật sự vì ngoại trừ lúc đi làm, hầu như thời gian khác trong ngày hai đứa đều ở với nhau. Mình giảm hẳn những mối quan hệ bạn bè vớ vẫn và thỉnh thoảng đi cafe, ăn uống với những người bạn thật sự thân thiết.

Cách đây 3 tuần, thằng khỉ kia kêu đi mua suit để diện đám hỏi và đám cưới. Trong lúc nó thử đồ, mình cũng bon chen thử vài bộ. Nó thấy vậy liền dằn mặt: “Mày cũng lo mua suit mới đi đám cưới tao đi. Ngày đó mày không có thiếu mặt được đâu đó”. Mua suit + đi đám cưới nó là chuyện to bự thiệt nhưng mà mua suit và chuẩn bị cho đám cưới của mình mới là chuyện siêu hoành tráng khổng lồ mà mình chưa tưởng tượng nổi. Chắc lúc đoa sướng lắm ha. Chắc cưới miệng lên tới mang tai luôn quá!!!! 

Nói vậy là biết thèm cưới tới mức nào rồi đó! Chắc cuối năm nay phải cầu hôn trước quá!!!!!!! 

Những người không trọn vẹn

Có một chuyện cứ lẩn quẩn trong đầu tôi suốt cả tuần nay mà chẳng thể nào ngưng nghĩ về nó được. Rồi trưa nay, tôi lại gặp một chuyện tương tự và nó lại làm tôi suy nghĩ. Đó là chuyện về hai người khuyết tật mà tôi gặp trong tuần này.

Người đầu tiên tôi gặp ở cửa hàng Circle K  gần công ty. Hôm ấy, đi loanh quanh không biết ăn gì cho bữa trưa muộn, tôi ghé vào Circle K mua mì trộn mang về văn phòng vừa làm vừa ăn. Đón tôi ở quầy thu ngân là một nhân viên đội nón hơi sụp xuống, giọng hơi yếu (có lẽ anh k nhỏ hơn tuổi tôi là mấy nên từ lúc này xin gọi là anh). Anh lấy yêu cầu món ăn của tôi, tính tiền rồi thối tiền lại một cách hơi lúng túng. Lúc ấy, tôi nghĩ có lẽ đây là nhân viên mới (vì thường mua mì ở đây mà chưa gặp lần nào) nên thoải mái, không hối thúc gì cả. Sau khi thanh toán tiền, anh bước sang quầy chế biến mì, hỏi kỹ càng yêu cầu cách làm mì, chiên trứng, rau của tôi thế nào rồi mới bắt đầu thực hiện. Tôi kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi của anh và trong đầu vẫn nghĩ đó là nhân viên mới nên cẩn thận như vậy cũng tốt. Khi anh trụng mì, tôi ngỡ ngàng nhìn rồi tim gần như thắt lại, trong đầu nổ ra nhiều câu hỏi khác nhau khi thấy một bàn tay của anh bị mất ngón cái và da bàn tay ấy có sẹo như từng bị bỏng nặng hoặc dính acid mạnh. Thấy cảnh anh làm phần mì một cách từ tốn, kiên nhẫn và rất có tâm, tôi mới nhìn anh kỹ hơn một chút thì mới nhận ra chiếc nón lưỡi trai đội sụp xuống để che đi chiếc kính và một con mắt trắng đục. Nhìn anh loay hoay với phần mì, tôi cười như để động viên anh và tỏ ý rằng anh chứ từ từ, không cần phải gấp làm gì. Khi anh làm xong, đóng hộp rồi giao hàng, tôi cười, cảm ơn anh và anh cũng cười đáp lại. Trên đường về công ty, trong đầu tôi lại nổ ra nhiều câu hỏi mà chẳng biết phải trả lời thế nào cho đúng…

Người thứ hai thì tôi vừa gặp ở tiệm sushi Hokkaido Sachi trên đường Nguyễn Trãi khi đi ăn với ba mẹ lúc trưa nay. Anh là nhân viên giữ xe ở quán. Lúc đi vào, tôi đang vội nên chỉ lấy thẻ xe mà không để ý. Khi ra về, tôi đưa thẻ và chỉ chiếc xe của tôi. Thông thường, nhân viên sẽ dắt xe theo hướng khách muốn đi như ở những quán khác. Tuy nhiên, khi anh đứng lên, bước tới chiếc xe của tôi thì tôi cảm thấy ái ngại và xấu hổ vô cùng. Chân anh bị tật, dáng đi xiêu vẹo giữa trời nắng để dắt xe cho một đứa lành lặn như tôi… Tôi ái nói với anh hãy để tôi tự dắt nhưng anh vẫn tiếp tục làm công việc của mình. Tôi phải công nhận anh dắt xe rất gọn và có nghề dù chiếc xe của tôi nặng như quỷ. Trên đường về lại văn phòng, tôi lại suy nghĩ đủ chuyện đến mức rẽ nhầm đường.

Hai người đàn ông với hình hài không trọn vẹn đó làm tôi nghĩ đến những kẻ lành lặn nhưng không chịu làm việc, ăn bám xã hội hay đi ăn xin, nhờ cậy lòng trắc ẩn của người khác. Những người khuyết tật mà còn đi làm kiếm sống, để không phải dựa dẵm vào ai khác trong khi nhiều thành phần chỉ biết ăn không ngồi rồi, làm anh hùng bàn phím và những chuyện không đâu.

Tôi cũng thấy thích những nơi chấp nhận thuê nhân viên khuyết tật để tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để kiếm sống và ngẩn mặt nhìn đời chứ không phải dựa vào sự thương hại của bất kỳ ai. Không phải công ty nào, quản lý nào cũng đủ kiên nhẫn và lòng nhân ái để chấp nhận những nhân viên như thế vì hiệu quả công việc của họ sẽ khó có thể bằng các nhân viên bình thường, khách hàng có thể sẽ không hài lòng khi phục vụ chậm hoặc có sai sót. Tôi nghĩ họ đã phải rất tâm huyết thì mới làm đc vậy nhất là trường hợp của anh nhân viên ở Circle K.

Tôi thực sự thán phục hai người đàn ông mà tôi may mắn gặp trong tuần qua. Họ dạy tôi biết mình phải cố gắng nhiều hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa, làm việc tốt hơn nữa và không bao giờ được bỏ cuộc. Nếu một người có thân thể không nguyên lành mà vẫn đi làm, kiếm tiền, vui sống thì không lý gì một kẻ lành lặn mạnh khoẻ như tôi và nhiều người khác trong xã hội này lại không làm được. Họ đúng là những người đàn ông chân chính và chuẩn mực. 

Có những khi liệt giường

Liệt giường theo đúng nghĩa đen vì bị bệnh mà đoán già đoán non bệnh, bận quá nên cứ ra tiệm mua thuốc uống cầm chừng. Tới khi xong việc, rảnh đi khám thì được tuyển thẳng vô hồi sức cấp cứu cách ly luôn. Một cảm giác thiệt là Định Mệnh…..

Bệnh viện là nơi chả ai yêu thích đến bao giờ. Ở lại thì càng không. Một đứa căm ghét bệnh viện như tôi thì toàn ‘chơi lớn’: đã k bệnh thì thôi, bệnh thì phải liệt giường hoặc vô viện chứ chả mấy khi bệnh vặt vãnh. Lần này đúng là số con rệp vì nghỉ lễ trong bệnh viện vì suy nhược và thiếu máu. Mà ở bệnh viện thấy được nhiều điều lắm…

Lúc đi đóng tiền xét nghiệm, tự nhiên tôi bị choáng váng lả người đi, tiền cầm trong tay rơi tứ tung. Mọi người xung quanh bảo: “rớt tiền kìa”, tôi mơ hồ cúi xuống lượm mà rớt thì tiền vẫn cứ rớt. Mọi người xúm lại lượm giùm, xếp ngay ngắn đưa vào tận tay, rồi gọi nhân viên chuyển đi cấp cứu luôn.

Bất kỳ phòng bệnh nào cũng có một quý-ông/bà-biết-tuốt (mà tôi thấy thường là bà). Người mày biết phải khám thế nào, đi ra sao, mấy giờ, bệnh này thì xét nghiệm gì, nội soi có đau hay không…vâng vâng và mây mây. Nói chung nhân vật này rất xởi lởi, vui tánh, tốt bụng, kiểu như là người thân của bác sỹ cả cái bệng viện.

Phòng nào cũng có một người rất bất lịch sự. Họ luôn ồn ào, ăn to nói lớn, la hét, cộc cằn. Bên cạnh đó thì cũng có một người luôn im lặng, nằm im, chẳng động đến ai bao giờ.


Một người xuất viện đi về, cả phòng rần rần chúc mừng, vui như mình hết bệnh. Người về cũng tay bắt mặt mừng chúc người còn nằm lại mau khoẻ, mau hết bệnh. Tất cả cứ như thân quen nhau từ lâu lắm rồi dù có người chỉ vừa gặp tối hôm trước đến sáng hôm sau đã chia tay.

Chẳng bác sỹ/y tá nào muốn khó chịu, nặng lời với bệnh nhân. Đã bệnh là khổ, chẳng ai muốn người khác khổ hơn nữa nên tôi thấy họ luôn cố gắng nhẹ nhàng hết sức có thể. Bệnh nhân nói năng dễ nghe thì họ cũng đối đãi dễ chịu. Bệnh nhân cà chớn thì họ làm đúng trách nhiệm. Cùng là con người, phận làm công kiếm tiền, hai phía đều nể nhau, đối xử phải phép để cả hai bên đều được lợi. Công việc của y bác sỹ thuận lợi thì bệnh nhân cũng được chăm sóc tốt, mau khoẻ thôi. Nhiều người cứ cậy có tiền, có quyền thì ra vẻ ta đây, ai cũng phải cun cút phục vụ. Có lẽ họ nên lên núi chơi với giun dê

Đi khám từ bv công đến từ, từ sang tới hèn, từ bảo hiểm đến dịch vụ, tôi thấy rằng nếu mình lịch sự, nói năng lễ độ thì chẳng có ai làm khó hay cộc cằn với mình cả. Nhân viên y tế hay bác sỹ đều là người, có cảm xúc, có stress như bất kỳ ai trên thế giới này. Bạn mệt vì bệnh, đau lòng vì người thân bệnh thì họ cũng mệt thì áp lực công việc, đau buồn vì chuyện riêng thôi. Bạn lịch sự, họ sẽ đáp lại như thế. Bạn hỏi chân thành, họ sẽ trả lời tận tâm. Quan trọng nhất là tôn trọng nhau và tạo điều kiện để họ làm tốt chuyên môn của mình và bạn được chóng khỏi bệnh.

Nằm viện cả tuần, mổ xẻ cũng rồi, hôm nay mới xuất viện. Thấy thương người yêu kinh khủng. Sáng đi làm, nhắn tin hỏi thăm liên tục. Làm xong lại phóng vào bệnh viện tay xách nách mang đủ thứ đồ. Lo lắng, an ủi, chăm sóc đủ cả. Chưa ai thương mình được nhiều như vậy và mình cũng không thương ai nhiều như thế. 

Ba mẹ già rồi mà phải ngày đêm lo cho thằng con nằm chẹp bẹp trong bv. Haizzz

Nằm viện trong âm thầm và lặng lẻ, không báo cho bất kỳ ai ngoài người yêu (dĩ nhiên), sếp (để xin nghỉ làm) và 1 đứa bạn rần rần rủ đi chơi (nên phải nt chửi lại là “tao đang nằm viện, thằng khốn”). Nên hôm qua có vài người nữa biết thì lại nt trách sao không báo. Báo mà làm gì để phiền nhau cơ chứ. Thân thì thân mà bệnh thì có vui vẻ gì đâu mà báo, bớt cho nhau chuyện phiền gì thì bớt. Vậy đi cho đời vui và nhẹ nhàng.

Cùng là một nhưng khác nhau

Mấy hôm trước mình mới xem bộ phim The Dressmaker có nàng Kate đóng. Nói thiệt là không nghĩ nàng sẽ đóng một vai “bựa” kinh khủng như vậy. Nhưng nói chung thì phim coi vui, nàng đóng rất bệnh. Và mình thích điều đó!

Đến phần credit phim thì mình mới biết phim này chuyển thể từ quyển tiểu thuyết cùng tên. Dạo này có vẻ kịch bản gốc hay đã trở thành hàng hiếm nên phim chuyển thể tràn rạp, tràn mạng luôn. Có lẽ là những dự án phim chuyển thể dễ thu hồi vốn và kiếm lời hơn vì nó đã có một lượng khán giả đã đọc sách và sẵn sàng ra rạp xem phim. Rồi cả những khán giả xem phim mà chưa đọc sách thì lại tìm mua sách sau khi ở rạp về. Nhà xuất bản, công ty sản xuất phim và tác giả đều có lợi. Còn khán giả có lợi hay không thì cũng hên xui lắm do nó phụ thuộc vào mức độ đầu tư của bên sản xuất.

Nói về sách và phim chuyển thể, theo thiển ý cá nhân, mình thấy hầu hết khán giản, độc giả đều mắc một sai lầm/thói quen xấu là so sánh hai sản phẩm ấy với nhau. Mình nghĩ dù nó có cùng một gốc thì sách và phim chuyển thể là hai thứ khác nhau và nên để cho chúng có “đời sống” riêng. Đừng đánh đồng rồi so sánh hơn thua giữa hai thứ ấy vì chúng có ngôn ngữ thể hiện khác nhau.

Sách sử dụng ngôn từ để thể hiện. Chữ nghĩa kết hợp với trí tưởng tượng của người đọc tạo nên không gian truyện, hình ảnh nhân vật, chi tiết không giới hạn. Nếu có giới hạn ở đây thì đó chính là trí tưởng tượng của mỗi người. Và có lẽ không phối cảnh, hình ảnh nhân vật, chi tiết suy điên của người đọc nào giống người đọc nào khác. Một vấn đề khác biệt nữa là cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong sách đặt ra mỗi người mỗi khác tuỳ vào lối sống và nhận thức của họ.

Trong khi đó, phim dựng lên sẵn khung cảnh, tạo hình nhân vật, tiến độ câu chuyện, chi tiết phụ thêm và người xem rơi vào thế “bị áp đặt”. Bên cạnh đó, cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề trong phim chuyển thể là của biên kịch hay đạo diễn và khán giả một lần nữa cảm giác mình bị áp đặt. Hệ quả là họ thấy phim chả hay ho gì cả.

Nói về bản chất của sách và phim chuyển thể, nhà văn Yann Martel, tác giả tiểu thuyết Life of Pi, chia sẻ trên trang web The Talks như sau:

Has storytelling always been of interest to you? Have you always had a powerful imagination?

I read a lot in my childhood, in my teen years, and my early adult years. One of the foundational experiences of my youth was reading. Have you ever read Watership Down by Richard Adams? I remember that was an amazing book, it was so thrilling! But that’s not the only way to do it. Movies can also be thrilling. I remember the first time I saw Star Wars or the first time I saw Jaws when I was a kid. Movies can also be totally involving, but for me, it is a much more flattening experience. You’re passive. The spectacle they feed you is extraordinary — the images, the music — but what’s great about a book is that it’s so personally involving. You create the story when you read these little black squiggles on the page. Initially you’re suspicious but then you somehow fall into it.
Author Stewart O’Nan said that although writers create the story, it’s the reader who brings their whole life to it.

Absolutely. A reader brings his book to life. Cinema is highly manipulative, you know. If the camera focuses on a phone, you can damn well bet that that phone’s going to ring. And music, you know, in Jaws the cello tells you the shark is about to appear. Dun-dun. Dun-dun. People who don’t read are often middle-aged white men. They’re factually obsessed. They’re obsessed with ruling the world… And it’s their loss! Reading really is a rich way of living one’s life. It’s a great way of learning about the world. I’ve only been once to Russia. Everything I know about Russia, I got from Tolstoy, Dostoyevsky, Goncharov, Gogol, Turgenev… So, it is a wonderful way of travelling, in a sense.

Sau này, mỗi khi đi xem phim chuyển thể, chúng ta cần dẹp bỏ “định kiến” của bản thân về quyển sách để xem xét một góc nhìn khác của một người khác. Đừng đánh đồng sách và phim để rồi tự chuốc bực bội vào người. Thế đấy!